Bệnh nghiện game là gì? Dấu hiệu, tác hại và cách điều trị hiệu quả
Trò chơi điện tử hay game là một cách khá thú vị để thư giãn, xả hơi sau một ngày dài và đây cũng là một cách kết nối với bạn bè khá thú vị. Tuy nhiên, giống như ma túy và rượu, chúng ta cũng rất dễ nghiện game. Và cái gì một khi đã nghiện cũng sẽ không tốt và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn.
Trên thực tế, chứng nghiện game có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ của bạn. Vậy thói quan chơi game của bạn như thế nào thì sẽ được định nghĩa là “nghiện game”. Sau đây chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu nghiện game là gì, các dấu hiệu nghiện game, tác hại của nghiện game và hướng điều trị.
Mục Lục
- 1 Nghiện game là gì? Thực trạng nghiện game hiện nay
- 2 Có mấy loại nghiện game? Khác nhau giữa các loại nghiện game là gì?
- 3 Dấu hiệu của bệnh nghiện game là gì?
- 4 Nguyên nhân gây nghiện game ở người trẻ tuổi
- 5 Tác hại của nghiện game là gì?
- 6 Làm sao để chữa trị chứng nghiện game?
- 7 Làm thế nào ngăn ngừa chứng nghiện game trong mỗi người?
- 8 Tạm kết
Nghiện game là gì? Thực trạng nghiện game hiện nay
Nghiện game hay nghiện trò chơi điện tử hoặc rối loạn chơi game liên quan đến sự ám ảnh và ép buộc bệnh lý dai dẳng hoặc tái diễn khi chơi game bất chấp những hậu quả tiêu cực đối với cá nhân hoặc giáo dục, nghề nghiệp, gián đoạn các mối quan hệ, giấc ngủ kém, vệ sinh, sức khỏe thể chất và tâm thần.
Đối với một người nghiện game, việc chơi game trở thành hoạt động chính trong cuộc sống hàng ngày và người nghiện cảm thấy thôi thúc không thể kiểm soát được bản thân và luôn muốn chơi trò chơi điện tử bất chấp tác hại.
Nghiện game có thể xảy ra khi bạn chơi game trên điện thoại, máy tính bảng, PC gaming, TV hay bất kỳ các thiết bị chơi game nào khác.
Chứng nghiện game có thể phát triển từ nhẹ đến nặng và ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh. Chưa kể nội dung của trò chơi hoàn toàn có thể ảnh hưởng suy nghĩ, tính cách của người chơi game, dẫn tới những hành động nguy hiểm.
Khoảng 15% game thủ mắc chứng nghiện game và có tới 4% nghiện chơi game dưới dạng bệnh lý. Vấn đề này đã trở nên phổ biến đến mức vào năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức công nhận nghiện game hay rối loạn chơi game là một vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc rối loạn tâm thần.
Sau đó vào năm 2019, WHO tiếp tục công nhận chơi game trên điện thoại, máy tính bảng, PC gaming, TV, máy chơi game là một căn bệnh quốc tế đáng báo động và cần phải can thiệp sớm để bảo vệ sức khỏe của mọi người.
Nghiện game giờ đây trở thành vấn đề đối với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn ở nhóm đối tượng trẻ từ 15-34 tuổi.
Nhiều thanh thiếu niên và thanh niên thích trò chơi điện tử hay game như một hoạt động giải trí. Tuy nhiên trong số đó có không ít người trở nên đam mê quá đà với game và dần bị phụ thuộc vào game rồi lâu dần dẫn tới các triệu chứng bệnh lý.
Có mấy loại nghiện game? Khác nhau giữa các loại nghiện game là gì?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm nghiện game là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu các kiểu nghiện game. Có hai loại trò chơi điện tử chính và do đó có hai loại nghiện trò chơi điện tử. Các loại game tiêu chuẩn thường được thiết kế để một người chơi và có mục tiêu hoặc nhiệm vụ rõ ràng, chẳng hạn như giải cứu công chúa. Cơn nghiện trong những trò chơi này thường liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ đó hoặc đạt điểm cao.
Loại nghiện game khác có liên quan đến game trực tuyến nhiều người chơi. Thể loại game trực tuyến thường chơi với nhiều người khác và đặc biệt dễ gây nghiện vì thường không có hồi kết.
Những game thủ mắc chứng nghiện game này thích sáng tạo và dễ đắm chìm trong game hơn. Họ thường xây dựng mối quan hệ với những người chơi khác như một lối thoát. Đối với một số người, mối quan hệ trong game này khiến họ cảm thấy an toàn và bản thân được mọi người chấp nhận.
Dấu hiệu của bệnh nghiện game là gì?
Các bậc phụ huynh ít khi hiểu rõ khái niệm nghiện game là gì và chỉ kịp can thiệp khi vấn đề nghiện game của con cái đã trở nên nghiêm trọng. Mặc dù căn bệnh này có thể giảm bớt nhưng theo thời gian nó hoàn toàn có thể tiến triển nặng hơn. Vì vậy cần phải giải quyết vấn đề nghiện game càng sớm càng tốt.
Nhưng để giảm thiểu và ngăn tác động của nghiện game thì cần hiểu biết về các dấu hiệu của nghiện game là gì. Cụ thể một số dấu hiệu nghiện game đã được các chuyên gia tâm lý ghi nhận và đề cập dưới đây:
- Không thể dừng suy nghĩ, cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu khi không thể chơi game mọi lúc mọi nơi
- Tiếp tục chơi game ngay cả khi nhận ra bạn đang có xu hướng bị nghiện game
- Cảm thấy tội lỗi và xấu hổ hoặc hối hận về những hành vi liên quan đến game
- Chi nhiều tiền hoặc thời gian để chơi trò chơi điện tử hơn dự định
- Muốn có nhiều thời gian hơn để chơi game và thỏa mãn mong muốn chơi game
- Giấu việc chơi game của bạn với người thân, đồng nghiệp hoặc cấp trên
- Trở nên phòng thủ hoặc sẵn sàng phản kháng khi bị yêu cầu dừng chơi game
- Chơi game để đối phó với cảm xúc tiêu cực và thoát khỏi những vấn đề trong cuộc sống thực
- Phát triển khả năng chịu đựng khi chơi game trong thời gian dài
- Nói dối, trộm cắp hoặc tham gia vào các hành vi lôi kéo hoặc vô đạo đức khác để được chơi trò chơi điện tử
- Tiêu tiền vào trò chơi điện tử hoặc máy chơi game thay vì mua thực phẩm hoặc trả tiền hóa đơn
- Khó tập trung vào các hoạt động quan trọng như công việc hoặc học tập do dành thời gian phần lớn cho chơi game.
- Mất hứng thú với các hoạt động không liên quan đặc biệt là các hoạt động mà trước đây bạn từng tham gia hoặc cảm thấy thú vị
- Trải qua những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần hoặc sức khỏe thể chất khi không chơi game, chẳng hạn như buồn bã, lo lắng, thiếu tập trung hoặc cáu kỉnh.
- Bỏ bê vệ sinh cá nhân hoặc sức khỏe thể chất và tinh thần do tập trung chơi game, ví dụ như mệt mỏi, đau nửa đầu, đau cổ tay.
- Khó thư giãn hoặc khó ngủ vì chơi game hoặc các nội dung trong game ảnh hưởng đến tinh thần, trí não làm khó đi vào giấc ngủ.
Chỉ cần bạn có từ 5 dấu hiệu nghiện game ở trên là khả năng cao bạn đã bắt đầu bị nghiện game và cần phải chữa trị ngay.
Nguyên nhân gây nghiện game ở người trẻ tuổi
Nghiện game là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Các nhà thiết và sản xuất game luôn tìm cách thu hút nhiều người chơi hơn. Họ làm điều này bằng cách tạo ra một trò chơi có đủ mọi thử thách để khiến bạn quay lại chơi nhiều hơn. Nhưng tất nhiên nó cũng không được quá khó để làm nản lòng họ.
Trò chơi có sức mạnh đưa bạn đắm chìm vào cuộc phiêu lưu, thể thao hoặc thử thách. Họ làm điều này bằng cách khơi dậy các giác quan của bạn bằng những hình ảnh, âm thanh và rung động hấp dẫn. Tính chân thực hơn có thể làm cho trò chơi điện tử trở nên hấp dẫn hơn.
Chúng ta dễ dàng nghiện trò chơi điện tử vì chúng ảnh hưởng đến não và hành vi giống như các chất gây nghiện khác, ví dụ chứng nghiện cờ bạc.
Chơi một trò chơi điện tử bổ ích sẽ kích hoạt phản ứng vật lý bằng cách giải phóng một chất hóa học dễ chịu trong não của bạn. Chất hóa học được gọi là dopamine mang lại cảm giác dễ chịu. Vì vậy, bạn thường sẽ lặp đi lặp lại những hành vi tương tự để được trải nghiệm cảm giác đó.
Không phải ai chơi game cũng sẽ bị nghiện. Nhưng nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nghiện, bao gồm: người bốc đồng, khả năng tự kiểm soát bản thân kém, hay lo lắng, rụt rè, nhút nhát, những người không được gia đình quan tâm.
Tác hại của nghiện game là gì?
Bạn không thể biết chắc chắn liệu mình có nghiện game hay không dựa trên thời gian bạn dành ra nhưng bạn có thể biết được việc chơi game đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
Nghiện trò chơi điện tử có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn theo nhiều cách. Chứng rối loạn chơi game có liên quan đến các hậu quả về sức khỏe tâm thần như:
- Mức độ căng thẳng cao hơn
- Luôn cảm thấy cô đơn
- Khả năng chú ý ngắn hơn
- Vấn đề về trí nhớ
- Khả năng ứng phó kém
- Dễ hung hăng hơn
- Thường có ý nghĩ tự tử
Nghiện trò chơi điện tử có liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần khác như: Rối loạn tăng động thái chú ý chú ý (ADHD), dễ lo lắng, trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Đó là chưa kể các tác hại của nghiện game đối với sức khỏe thể chất có thể kể đến như sụt cân, yếu cơ do lười vận động, co giật, ảo giác, giảm thị lực do phải nhìn màn hình điện thoại, máy tính bảng, TV và PC gaming nhiều, thính lực béo phì, đau cổ vai, gáy, tay, cột sống và gặp các vấn đề giấc ngủ,…
Tác hại hơn là nó còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người nghiện game, ví dụ như hiệu suất học tập và làm việc giảm sút, bỏ bê mọi thứ, mất đi các mối quan hệ xã hội.
Làm sao để chữa trị chứng nghiện game?
Việc điều trị chứng nghiện trò chơi điện tử có thể bao gồm dùng thuốc, trị liệu hoặc kết hợp cả hai. Trị liệu thường được khuyên dùng như một phương pháp điều trị chứng game phổ biến. Các phương pháp trị liệu sau đây có thể giúp ích:
Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
CBT là một cách trị liệu giúp thay đổi lối suy nghĩ không lành mạnh và phát triển các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nó thường được áp dụng rộng rãi cho các tình trạng sức khỏe tâm thần khác nhau và có thể sửa đổi đặc biệt để điều trị chứng nghiện game của các bệnh nhân.
Trị liệu gia đình
Phương pháp trị liệu gia đình được khuyến nghị cho các gia đình có trẻ em hoặc thanh thiếu niên đang gặp khó khăn khi nghiện game quá mức. Hình thức trị liệu này có thể giúp cha mẹ và trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.
Liệu pháp thực tế
Liệu pháp thực tế tập trung vào việc giúp mọi người phát triển ý thức kiểm soát các lựa chọn của bản thân. Một nghiên cứu cho thấy liệu pháp thực tế với chánh niệm trong môi trường nhóm đã giúp giảm mức độ sử dụng Internet ở thanh niên.
Một số loại thuốc điều trị trầm cảm và ADHD có thể có hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng nghiện trò chơi điện tử. Những loại thuốc được kê đơn có thể bao gồm: Bupropion (Wellbutrin), Escitalopram (Lexapro), Methylphenidat (Ritalin), Atomoxetine (Strattera).
Cùng với các phương pháp điều trị này, các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm các trang web và ứng dụng tương tác nhằm giúp hạn chế sử dụng Internet. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phương pháp này có hiệu quả riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Làm thế nào ngăn ngừa chứng nghiện game trong mỗi người?
Thực hiện các bước sau để kiểm soát việc chơi trò chơi điện tử của bạn sẽ phần nào giúp ngăn ngừa chứng nghiện trò chơi điện tử.
- Đặt giới hạn về thời gian và thời gian bạn chơi game. Ví dụ giới hạn thời gian chơi game trên điện thoại, máy tính bảng của bạn ở mức 1 giờ mỗi ngày hoặc chỉ vào cuối tuần. Đặt ra được các quy định thì phải tuyệt đối tuân thủ.
- Sẵn sàng chịu các hậu quả nếu vi phạm giới hạn khi chơi game.
- Chỉ tham gia chơi game sau khi đã hoàn thành mọi công việc trong ngày.
- Thực hiện “cai nghiện chơi game”, nghĩa là bạn không chơi game trong vài ngày hoặc một tuần.
- Tham gia vào các sở thích hoặc hoạt động khác không liên quan đến chơi game.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin về nghiện game là gì và những nội dung quan trọng mà bạn cần biết. Trò chơi điện tử hay game có vẻ là một cách vô hại để đối phó với căng thẳng, gắn kết với bạn bè hoặc xây dựng các kết nối mới. Nhưng việc chơi game quá mức kết hợp với một số yếu tố rủi ro nhất định sẽ dễ dẫn đến chứng nghiện game. Có nhiều cách để ngăn ngừa chứng nghiện game hoặc điều trị nhưng về cơ bản là cần đặt ra giới hạn cho việc chơi game và luôn tuân thủ điều đó.